Giặt thảm tại phố Lương Văn Can, Hoàn Kiếm

Giặt thảm tại phố Lương Văn Can, Hoàn Kiếm: Chuyên nhận giặt thảm toàn bộ khu vực quận Hoàn Kiếm với giá rẻ nhất. Mọi người có thảm, ghế cần giặt hãy liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 043.999.1987 để được báo giá tốt nhất.

Đôi nét về Lương Văn Can
Lương Văn Can (1854 – 1927), hay Lương Ngọc Can[1], tự Hiếu Liêm và Ôn Như[2], hiệu Sơn Lão; là một nhà cách mạng Việt Nam, và là một trong số người sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907.

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh năm Giáp Dần (1854) tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Vốn là con nhà nghèo, nên hồi còn trẻ, có lần ông phải đi làm thợ sơn trong vài tháng[3].
Không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học

Sau khi học chữ Hán tại Hà Nội (ngày nay là nhà số 7 phố Trường Thi)[4], năm 1871 đời Tự Đức, 17 tuồi, ông dự thi Hương, nhưng chỉ vào tới tam trường.

Năm Quý Dậu (1873), quân Pháp đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất). Sau khi nghị hòa với họ, năm Giáp Tuất, (1874), triều đình Huế lại tổ chức thi Hương tại đây, và ông đã đỗ Cử nhân khoa này (nên khi tuổi cao, ông thường được gọi là cụ Cử Can).

Năm sau thi Hội, ông không đỗ (chỉ vào được một hai kỳ), được triều đình bổ làm Giáo thụ Phủ Hoài (tức Hoài Đức), nhưng ông từ chối. Sau chính phủ Pháp cử ông vào Hội đồng thành phố Hà Nội, nhưng ông cũng không nhận [3]. Bởi ông thấy lúc bấy giờ “việc nước ngày càng nát, dẫu có ra làm nghị viên cũng chẳng thể bàn được gì ích lợi cho quốc dân, nên xin ở nhà dạy con học”[5].

Sau đó, ông cưới vợ là bà Lê Thị Lễ (? – 1907), là con gái Tú tài Lê Anh Sơn ở làng Bình Vọng (nay thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội)[4], và không đi thi nữa.

Đến năm 25 tuổi (1879), ông mở trường dạy học tại nơi ở (nhà số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội).
Lập Đông Kinh Nghĩa Thục

Tháng 3 năm 1907, ông liên kết với một số người cùng chí hướng (như Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành, v.v…) lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại số 4 (nơi ông ở) và số 10 ở phố Hàng Đào. Mục đích của nhà trường là:

-Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ của quần chúng.
-Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ.
-Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh đang phát triển trong cả nước [6].

Vì đây là một phong trào “có ý nghĩa cách mạng”[7], và đã lan đi rất nhanh khiến thực dân Pháp rất lo sợ. Trong phiên họp Hội đồng quân sự Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp đã nhận định: “Không còn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định rằng Đông Kinh Nghĩa Thục đã là một cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ”. Vì vậy, ngay tháng 12 năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục do ông làm Thục trưởng (Hiệu trưởng) bị giải tán[8].

Ít lâu sau nhân vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (27 tháng 6 năm 1908), thực dân Pháp cho bắt Lương Văn Can để khai thác những tin tức về vụ ấy, nhưng do không có chứng cớ kết tội nên phải thả ông[2].
Bị lưu đày

Ngày 26 tháng 4 năm 1913, xảy ra vụ đánh bom khách sạn Hà Nội của Việt Nam Quang phục Hội. Cho là nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục có liên quan, nên thực dân Pháp đã bắt Lương Văn Can giam ở nhà pha Hỏa Lò (Hà Nội).

Vì “Pháp bắt Nghĩa đảng đến mấy trăm người, nên xét xử đến tháng 8 năm đó mới xong. Kết án chém 7 người, đày chung thân 9 người, khổ sai và biệt xứ từ 10 đến 30 năm, cộng 56 người”[9]. Trong số ấy, Lương Văn Can bị kết án biệt xứ, lưu đày sang Nam Vang (nay thuộc vương quốc Campuchia) [10].
Qua đời

Hơn 8 năm sau, Lương Văn Can được giảm án, trở về Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 1921. Về nhà, thấy “nghĩa đảng tan lạc hết (nên) chỉ nghĩ chỉ đến việc làm sách”[11]. Tuy nhiên, sau đó ông lại tiếp tục mở trường Ôn Như, tức vừa dạy học vừa soạn sách[12].

Ngày 13 tháng 6 năm 1927 (Đinh Mão), ông qua đời tại Hà Nội, thọ 73 tuổi. Trước khi mất, ông dặn các con cháu: “Bảo quốc túy, tuyết quốc sỉ” (Giữ tinh hoa của nước, rửa nhục nước)[13].

CÁC TIN LIÊN QUAN